Sáng 24/2, Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước tại huyện Bình Chánh, TP.HCM đã mở cửa cho người dân vào tham quan.
Khu Liên hợp Xử lý Chất thải rắn Đa Phước được xây dựng trên khu vực đất mềm ẩm ướt thuộc xã Đa Phước, huyện Bình Chánh, TP.HCM, miền Nam, Việt Nam.
Một bãi chôn lấp theo qui định và tiêu chuẩn cấp II của bang California đang được xây dựng tại Khu Liên Hợp. Trong giai đoạn I của dự án, một Bãi chôn lấp có diện tích khoảng 30,6 hécta và thể tích không gian khoảng 3 triệu m3 đã được xây dựng. Bãi chôn lấp giai đoạn I được thiết kế với công suất 10.000 tấn rác thải/ngày, hiện đang nhận xử lý 3.000 tấn /ngày cho thành phố Hồ Chí Minh và 20 tấn/ngày cho Long An.
Dự án cũng bao gồm việc xây dựng những cơ sở vật chất phụ khác nằm về phía Tây Bắc của Khu Dự Án, và ngăn cách bởi hệ thống kênh rạch ở phía Bắc và phía Tây. Khu vực các cơ sở vật chất phụ này có diện tích khoảng 15 hécta. Bao gồm:
• Cầu dẫn vào Khu Liên Hợp
• Nhà bảo vệ
• Trạm cân
• Nhà máy Tái chế Chất thải rắn (MRF)
• Trạm trung chuyển
• Khu vực chế biến phân compost
• Nhà ăn công nhân
• Khu hành chánh văn phòng
• Xưởng sửa chữa bảo trì thiết bị
• Trạm xăng
• Trạm điện Cao/Hạ thế
• Hệ thống cung cấp nước và Phòng cháy chữa cháy (PCCC)
• Hồ chứa nước rỉ rác
• Nhà máy xử lý nước rỉ rác – kết hợp nhiều quy trình xử lý
• Nhà máy phát điện từ khí gas bãi chôn lấp
Đây là hoạt động nhằm giúp người dân có dịp tận mắt chứng kiến quy trình xử lý rác thải. Tại đây, người dân được tham quan 2 khu xử lý nước thải từ rác, được giải thích về quy trình xử lý, các giai đoạn để vừa đảm bảo vệ sinh môi trường nhưng cũng không làm mất đi những phần có ích của nước từ rác thải.
Nước sau khi xử lý có bề ngoài khá giống với nước sinh hoạt bình thường, được dùng để tưới cây, rửa xe. Hầu hết người dân sau khi đi tham quan đều tỏ ra khá bất ngờ và yên tâm với quy trình xử lý hiện đại, khép kín của khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước.
Bãi rác này hiện tiếp nhận 5.300 tấn rác/ngày. Dự kiến đến năm 2020, nhà đầu tư phải chuyển từ 1.000 - 2.000 tấn rác sang công nghệ xử lý hiện đại thay vì chôn lấp.