Như vậy, so với nghị quyết của HĐQT vừa ban hành, đề xuất đại hội đồng cổ đông thông qua chủ trương triển khai dự án khu liên hợp luyện cán thép Hoa Sen Cà Ná tại tỉnh Ninh Thuận, công suất thiết kế 6 triệu tấn/năm, công suất khu liên hợp mà ông Vũ công bố lớn hơn rất nhiều.
Theo ông Vũ, với công suất 15 triệu tấn/năm, tôn Hoa Sen sẽ chia ra từng phần để thực hiện, nhưng chưa công bố chi tiết các giai đoạn tiến hành ra sao. Việc HSG “nhảy” vào đầu tư dự án thép tại Ninh Thuận là một diễn biến khá bất ngờ. Cách đây 8 năm, dự án Liên hợp thép Cà Ná được cấp chứng nhận đầu tư cho liên doanh Lion Group (Malaysia) và Vinashin làm chủ đầu tư, với tổng vốn đăng ký 9,8 tỷ USD.
Đây là dự án có vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất vào năm 2008 không chỉ riêng đối với ngành thép, với mục tiêu xây dựng và vận hành khu liên hợp thép với công nghệ lò cao, lò chuyển ôxy, lò tinh luyện, cán nóng và cán nguội. Theo kế hoạch của Lion Group,giai đoạn 1 ban đầu của dự án sẽ hoàn thành tổ hợp nhà máy thép có công suất 4,5 triệu tấn thép cuộn cán nóng/năm.
Tuy nhiên, sau khi khởi công xây dựng sau hai tháng nhận giấy phép đầu tư, do khó khăn về tài chính, dự án chậm triển khai và tiến tới dừng hẳn sau nhiều năm cố gắng theo đuổi. Đến tháng 1-2011, tỉnh Ninh Thuận đã rút chứng nhận đầu tư dự án này. Sau khi Lion Group rút đi, dự án khu liên hợp thép được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận về chủ trương để chuyển đổi dự án thành Khu công nghiệp (KCN) Cà Ná quy mô 1.000 ha vào tháng 5-2011.
Tuy nhiên, vào tháng 5-2016, UBND tỉnh Ninh Thuận cũng đã có công văn đồng ý hủy bỏ chủ trương cho liên doanh giữa Công ty cổ phần Tập đoàn phát triển năng lượng Đại Dương và Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và xây dựng vật liệu nghiên cứu, lập dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp Cà Ná.
Nguồn tin: moitruongvn.org