Ngày nay với tính bất ổn của nguồn nước thải, các biện pháp xử lý và tái tuần hoàn nguồn nước đang được nghiên cứu. Các biện pháp nghiên cứu nuôi tuần hoàn nước (Recirculating Aquaculture Systems - RAS) với phương thức tiếp cận chủ yếu sử dụng các đối tượng sinh học có sẵn trong điều kiện tự nhiên tại các vùng nuôi và tái sử dụng nguồn nước sau khi xử lý cho nuôi. Phương thức này hiện đang được xem là công nghệ nuôi trồng thuỷ sản tiên tiến, nó phù hợp ở những nơi khó khăn về đất và nước, những nơi có chất lượng nước kém. Dưới đây là 3 mô hình xử lý nước thải nuôi tôm bằng phương pháp sinh học được ứng dụng nhiều nhất ở Việt nam. Các hộ nông dân có thể tim hiểu chi tiết từng mô hình phù hợp nhất cho đầm tôm để đạt hiệu quả tối ưu.
1. Phương pháp xử lý nước thải bằng nuôi cá rô phi
Với cơ chế hút thức ăn trong môi trường nước, rô phi được mệnh danh là “máy lọc nước sinh học”. Dựa vào đặc tính này, các nhà khoa học đã phát kiến ra biện pháp thả cá rô phi trong ao lắng để nuôi tôm, hay còn gọi là biện pháp nuôi tôm nước xanh. Cách làm này vừa giúp tiết kiệm chi phí, vừa tạo ra nguồn nước sạch cho nuôi trồng thủy sản.
Hệ thống lọc nước bằng cá rô phi giúp tăng năng suất tôm nuôi
Mô hình 1: Trang trại có ao xử lý nước thải riêng biệt: Nước thải từ ao nuôi tôm, sẽ được bơm vào ao nuôi cái rô phi. Tại ao này, cá rô phi sẽ xử lý các chất thải, chất hữu cơ. Rồi bơm trở về cấp cho ao nuôi tôm. Tôm khi thả nuôi được 45 ngày tiến hành bơm đáy ao cho vào ao nuôi cá rô phi, cá sẽ xử lý các chất hữu cơ lơ lửng có trong nước làm cho nước sạch lần 1. Sau 7 ngày nước từ ao cá được chuyển sang ao rong sẽ được rong hấp thụ các chất vi lượng làm cho nước sạch lần 2 để cung cấp cho ao nuôi tôm. Đây là quy trình nuôi hạn chế sử dụng hóa chất và thuốc thú y thủy sản và khép kín nguồn nước.
Mô hình 2: Ao nuôi có sử dụng cá rô phi trực tiếp: Cắm các giai rô phi trực tiếp trong các ao nuôi tôm. Các chất hữu cơ lơ lửng của thức ăn tôm dư thừa sẽ được quạt nước đẩy vào giai làm thức ăn cho cá rô phi. Ngoài ra chính lượng phân thải từ cá rô phi là mô hình thuận lợi cho sự phát triển và một số loài vi sinh vật có lợi cho tôm phát triển. Kết quả ban đầu thu được khá tốt. Năng suất và lợi nhuận đều tăng lên 1 cách đáng kể. Điều quan trọng hơn là chất thải nuôi tôm được xử lý và cung cấp lại cho ao nuôi tôm, giảm ô nhiểm môi trường xung quanh, góp phần bảo vệ môi trường vùng nuôi.
Ngoài ra trong nước còn có nhiều công trình nghiên cứu sử dụng thành công cá đối và ốc đinh để xử lý chất hữu cơ của nước nuôi tôm.
2. Xử lý nước thải nuôi tôm bằng sò huyết tại Đầm Dơi – Cà Mau
Xử lý nước thải nuôi tôm bằng sò huyết, xử lý nước thải nuôi tôm
Xử lý nước thải nuôi tôm bằng sò huyết
Trong các loài nhuyễn thể, sò huyết khi nuôi trong ao sẽ có tác dụng như một máy lóc sinh học, do sò huyết có khả năng lọc sò huyết trong ao, giữ lại các cặn bả hữu cơ, tảo, động vật phù du… vì vậy sò huyết có tiềm năng xử lý nước thải nuôi tôm thân thiện với môi trường.
Hệ thống xử lý gồm 1 rãnh lắng bùn, một ao xử lý và một ao chứa.
Nước thải từ khu nuôi tôm sẽ được bơm ra ao xử lý có thả sò huyết mật độ 80 con/m2. Hút bùn sẽ dược chuyển qua rãnh lắng bùn sau đó mới chuyển sang ao xử lý. Nước được để trong ao xử lý sau khoảng 15 ngày sẽ chuyển sang ao chứa. Trong ao chứa có thả thêm cá vược và cá rô phi để tăng hiệu quả xử lý.
Kết quả sau 4 – 5 ngày đưa nước thải ra ao xử lý hiệu quả xử lý đạt trên 90%.
Dùng tảo xử lý nước thải ao nuôi tôm
dùng tảo xử lý nước nuôi tôm, xử lý nước nuôi tôm, mô hình xử lý nước nuôi tôm
3. Quy trình xử lý nước nuôi tôm nhờ tảo
ThS Dương Thị Thành cho biết, đã sử dụng loại tảo Tetraselmis sp như loài(Tetraselmis suecica) vì trong quá trình quang hợp, tảo này có tác dụng làm giảm các chất ô nhiễm trong ao nuôi tôm (nguồn thức ăn cho tôm còn dư, nguồn bài tiết của tôm…).Tảo Tetraselmis sp. cũng là nguồn thức ăn của các loài nhuyễn thể (vẹm xanh, ngao, nghêu, sò huyết…)… Vì vậy, kết hợp tảo và sò huyết để xử lý nước thải ao nuôi tôm là một giải pháp đặc biệt thân thiện với môi trường.
Theo ThS Dương Thị Thành, bước đầu giải pháp này đã được ứng dụng thử nghiệm thành công tại một số hộ nuôi tôm ở xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ – TP HCM
Rong sụn xử lý ô nhiễm trong ao nuôi tôm
xử lý nước thải trong nuôi tôm, dùng rong sụn xử lý nước nuôi tôm
Rong sụn có khả năng hấp thụ một lượng muối ammonia rất lớn với tốc độ khá nhanh. Chỉ sau 24 giờ, với mật độ rong 400 g/m2, lượng amoni giảm 20%, Đến ngày thứ 5 thì hàm lượng giảm trên 80% và tiếp tục những ngày sau, hàm lượng amoni chỉ còn 10%. Còn đối với photpho thì sau 1 ngày lượng giảm được từ 40 – 50%.
Trồng rong sụn trong ao sau khi thu hoạch tôm giúp xử lý chất thải đáy ao nuôi khỏi bị nhiễm bẩn bởi các chất thải tích luỹ trong quá trình nuôi tôm có hiệu quả cao. Rong sụn có thể giúp cho quá trình phân huỷ các chất hữu cơ trong chất đáy ao nhanh đã góp phần tích cực vào việc xử lý, làm vệ sinh ao đìa, không gây ô nhiễm tới vùng xung quanh.
Ngoài ra trong nước còn có nhiều công trình nghiên cứu sử dụng biện pháp sinh học nhằm xử lý nước thải nuôi tôm như mô hình sử dụng cá đối và ốc đinh để xử lý chất hữu cơ… những mô hình này cần được nhân rộng và phát triển để hạn chế sự ô nhiễm môi trường và để ngành thủy sản phát triển bền vững.